Máy ảnh, máy quay phim

Máy ảnh là một dụng cụ để chụp hoặc ghi hình con người hoặc vật. Một số máy chỉ chụp được những bức ảnh tĩnh gọi là máy ảnh. Các máy quay ghi lại được những hình ảnh động. Chúng được gọi là phim hay video.

Từ máy ảnh (camera) bắt nguồn từ chữ Latin, camera obscura, có nghĩa là "phòng tối." Sở dĩ có tên như vậy vì công việc chụp hình ban đầu được tiến hành trong một căn phòng hoặc buồng tối.


Máy ảnh hoạt động như thế nào?

  • Các máy ảnh cổ truyền

Máy ảnh cổ truyền là một hộp tối (chắn ánh sáng). Chiếc hộp này gồm một lỗ hổng hoặc kẽ hở nhỏ để ánh sáng luồn vào trong một khoảng thời gian nhất định. Một bộ phận gọi là cửa sập để mở và đóng lỗ hổng đó. Bộ phận này kiểm soát lượng ánh sáng lọt vào máy.

Ánh sáng từ một vật thể di chuyển vào trong máy qua một hoặc nhiều hơn một thấu kính. Các thấu kính này hội tụ ánh sáng lên tấm phim đã được lưu trữ trong máy. Tấm phim phủ hóa chất này phản ứng với ánh sáng và ghi lại hình ảnh của vật thể. Những người thợ chụp ảnh sau đó gỡ tấm phim này ra. Bằng những hóa chất đặc biệt, họ dùng tấm phim đó để in hình đã chụp lên trên giấy.

Có nhiều loại máy ảnh cố truyền. Một số hoàn toàn tự động. Điều này có nghĩa là chiếc máy đó hội tụ và cho phép lượng ánh sáng thích hợp luồn vào máy để chụp được một bức hình đẹp. Thợ ảnh chỉ cần chỉnh hướng máy và nhấn nút. Các máy ảnh khác lại cho phép thợ ảnh thực hiện những sự điều chỉnh này một cách thủ công (bằng tay).

  • Máy ảnh kỹ thuật số

Máy ánh kỹ thuật số cách hoạt động giống máy ảnh cổ truyền. Tuy nhiên, nó ghi lại hình ành trên một chip điện tử chứ không ghi lại trên phim. Chip này là một bộ cảm biến ánh sáng chuyển hình ảnh thành các tín hiệu điện tử. Đa phần các máy ảnh kỹ thuật số thường có một màn hình nhỏ hiển thị hình ảnh ngay tức thì. Loại máy này còn có thể lưu trữ hình ảnh đã chụp trên một thẻ nhớ. Thợ ảnh có thể chuyển hình ảnh đã lưu từ máy ảnh sang máy tính. Việc này chi phép họ có thể xem, gửi ảnh đi bằng email hoặc in ra.


  • Máy quay

Máy quay cách hoạt động giống máy ảnh cố truyền nhưng chúng ghi lại các hình ảnh động. Chúng làm việc này bằng cách ghi lại hàng loạt các hình ảnh tĩnh - thường khoảng từ 24 đến 30 hình mỗi giây. Chúng ghi lại những hình ảnh này lên một cuộn phim. Khi máy chiếu phim chiếu những bức hình trên cuộn phim đó theo tuần tự hình ảnh này nối tiếp hình ảnh kia thì những hình ảnh này trông như đang chuyển động. Các máy quay phim ghi lại các hình ảnh động lên băng từ. Các máy quay kỹ thuật số lưu trữ những hình ảnh động thành các tín hiệu điện tử.

Lịch sử

Thời xưa, người ta sử dụng máy ảnh để quan sát hiện tượng Nhật thực. Họ đứng trong một căn phòng nhỏ, tối chỉ có một khe hở (lỗ) nhỏ để ánh sáng luồn vào. Một hình ảnh phản chiếu khung cảnh bên ngoài thực tế xuất hiện trên bức tường đối diện lỗ nhỏ đó. Sau này, người ta còn tạo ra những chiếc hộp di động giống chiếc máy ảnh xưa kia. Một tấm gương phản chiếu hình ảnh bên ngoài chiếc hộp và hiển thị trên một màn hình.

Năm 1837, một người Pháp tên Louis Daguerre, tìm ra cách ghi lại các hình ảnh bằng máy ảnh lên trên những tấm kim loại. Những bức hình này gọi là daguerreotypes (kiểu hình Daguerre). Cùng trong khoảng thời gian đó, một người anh tên William Henry Fox Talbot sử dụng một chiếc máy ảnh tương tự để ghi lại những hình ảnh lên trên giấy. Những người này đã tạo nền móng cho những chiếc máy ảnh hiện đại.

Cuối thế kỷ 19, nhà phát minh George Eastman sáng chế ra một chiếc máy ảnh mang thuật chụp ảnh đến vói công chúng. Trước đó, các máy ảnh thường tặng, cồng kềnh phức tạp và đắt đỏ. Chiếc máy ảnh của Eastman nhỏ gọn và dễ sử dụng. Người ta chỉ cần nhấn nút để chụp ảnh rồi gửi phim ảnh tới nhà máy của Eastman để in tráng.

Nhà sáng chế người Mỹ, Thomas Edison và anh em nhà Lumière người Pháp phát triển ra những chiếc máy quay phim vào cuối thế kỷ 19. Cho đến thế kỷ 20, những chiếc máy ảnh kỹ thuật số mới xuất hiện.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Xin đừng gửi tin rác ở đây. Mọi bình luận đều được quản trị viên kiểm duyệt.